Chủ đầu tư | --- |
---|---|
Địa điểm xây dựng | --- |
Lĩnh vực | |
Thời gian thực hiện | --- |
Kinh phí dự án | --- |
Loại dự án | --- |
Đơn vị tài trợ | --- |
Khu vực sân bay Quốc tế Đà Nẵng được coi là một “điểm nóng”
dioxin do mức độ tồn dư dioxin cao trong bùn đất còn sót lại ở sân
bay sau cuộc chiến tranh Việt – Mỹ. Được sự phê duyệt của Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam năm 2011, USAID và Bộ Quốc phòng Việt
Nam (BQP) cùng phối hợp thực hiện Dự án Xử lý Môi trường tại Sân
bay Đà Nẵng nhằm mục tiêu tẩy sạch dioxin và qua đó loại bỏ nguy
cơ phơi nhiễm dioxin cho cộng đồng xung quanh, đồng thời phát triển
năng lực cho phía Việt Nam để có thể thực hiện các hoạt động xử lý
tương tự tại các khu vực khác ở Việt Nam.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
Năm 2010, USAID đã thực hiện Đánh giá Môi trường trong đó có
phân tích các điều kiện của Sân bay Đà Nẵng và đã đánh giá một số
công nghệ xử lý dioxin. Công nghệ khử hấp thu nhiệt được xác định
là biện pháp minh chứng khoa học và hiệu quả nhất để tiêu hủy dioxin
và có tác động thấp nhất đến sức khỏe con người và môi trường
trong điều kiện đặc trưng của Sân bay Đà Nẵng.
Ước tính có khoảng 73.000m3 đất bùn nhiễm bẩn dioxin tại Sân bay
Đà Nẵng sẽ được đào lên và đưa vào trong một kết cấu mố kín được
xây dựng trong khu vực sân bay theo 2 giai đoạn. Đất bùn trong mố
sẽ được xử lý bằng công nghệ khử hấp thu nhiệt, nghĩa là nung nóng
đất và bùn đến một mức nhiệt độ cao (tối thiểu 335ºC) để tiêu hủy
dioxin. Sau xử lý, đất và bùn này sẽ được xét nghiệm để đảm bảo
đáp ứng các tiêu chuẩn làm sạch của Việt Nam. Đất bùn sau xử lý sẽ
được lấy ra khỏi mố và được sử dụng làm đất san lấp trên công
trường Sân bay Đà Nẵng.
SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN
Đảm bảo sức khỏe và an toàn cho công nhân làm việc tại Dự án Xử
lý Môi trường Sân bay Đà Nẵng cũng như nhân viên của sân bay và
cư dân địa phương là quan tâm hàng đầu của Dự án. Dự án đang
tuân thủ các thực hành quốc tế tốt nhất và thực hiện quan trắc môi
trường để đảm bảo các vật liệu nhiễm bẩn (đất, bùn, bụi và chất thải)
sẽ không phát tán ra bên ngoài công trường dự án. Dự án cũng sẽ
tuân thủ các thực hành về an toàn được quốc tế chấp nhận đối với
những nơi có chất thải độc hại cho mọi hoạt động xử lý và tất cả công
nhân sẽ được giám sát và được yêu cầu mang các thiết bị bảo hộ cá
nhân phù hợp.
CÁC ĐỐI TÁC PHÍA CHÍNH PHỦ VÀ CÁC NHÀ THẦU CỦA USAID
BQP – Quân chủng Phòng không Không quân: Chủ Dự án; chịu
trách nhiệm đảm bảo Dự án đáp ứng mọi quy định và luật của Việt
Nam về bảo vệ môi trường.
USAID: Cơ quan thực hiện; chịu trách nhiệm tìm kiếm các nhà thầu
thực hiện công trình.
Các nhà thầu của USAID: CDM Smith (Nhà thầu Quản lý Thi công),
Tetra Tech, Inc. (Nhà thầu Đào xúc và Thi công), TerraTherm, Inc.
(Nhà thầu xử lý Khử hấp thu nhiệt).
Các bên liên quan/Đối tác: UBND Thành phố Đà Nẵng; Văn phòng
33, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Đại sứ quán Mỹ.